Theo tìm hiểu, mỗi con lân được làm hoàn toàn theo phương pháp thủ công trải qua nhiều công đoạn từ việc chọn tre làm khung, đắp giấy, dán hồ, vẽ hoạ tiết,... Vì vậy, mỗi chiếc đầu lân đều có nét riêng, cái hồn riêng mà người thợ dày công gửi gắm vào.
Theo anh Bùi Bảo (phường Phú Hiệp, TP Huế) chia sẻ tuỳ vào hoạ tiết mà mỗi chiếc đầu lân được vẽ trong vòng 2 đến 3 tiếng đồng hồ. “Mất công lắm, phải pha màu, tập trung vẽ cho nét nào ra nét đó. Nhà tôi phân chia rõ ràng như người làm khung, người vẽ màu, người làm đầu ông Địa…”, anh Bùi Bảo cho biết thêm.
Nhìn những bảng màu được pha, đôi tay lấm lem màu của người thợ mà chúng tôi hiểu rằng muốn chiếc đầu lân có cái thần, mang nét Huế thì cần sự tỉ mẩn, tâm huyết với nghề.
Dưới đây là một số hình ảnh Lân Huế vào mùa được chúng tôi ghi lại:

Tuyến phố đường Trần Hưng Đạo (TP Huế) luôn là điểm đến quen thuộc với những người mua đầu lân…

…Đủ mẫu mã, kích thước

Những chiếc đầu lân bé tí dành cho trẻ con lớp mầm, lớp chồi phá cỗ với bạn bè

Một người thợ mải mê dán giấy màu…

Trung bình mỗi ngày, tầm 10 chiếc đầu lân cỡ nhỏ được dán và hoàn thiện

Tuỳ kích cỡ, hoa văn trang trí mà đầu lân có giá từ vài chục nghìn đồng đến cả triệu đồng; ngoài ra cũng tuỳ theo đoàn múa lớn hay nhỏ mà đầu lân được đặt làm riêng

Anh Bùi Bảo (27 tuổi, phường Phú Hiệp, TP Huế) theo nghề của ba mình từ năm 8 tuổi

Tuỳ vào hoạ tiết mà đầu lân được vẽ trong vòng 2 đến 3 tiếng đồng hồ

Một chiếc đầu lân được lên sẵn khung, tre được chọn phải mềm, dẻo dai để uốn lượn, tạo hình

Trước khi xuất bán, người thợ sẽ xem lại, chỉnh sửa nếu có sai sót

Mỗi chiếc đầu lân đều có nét riêng, cái hồn riêng mà người thợ dày công gửi gắm vào

Những đứa trẻ luôn thích thú khi mùa Trung thu đang đến gần
Xuân Đạt |